Lịch sử Bảo Lộc

Trước đây, vùng đất Bảo Lộc bao gồm cả các huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai và một phần tỉnh Đồng Nai bây giờ, là địa bàn cư trú của người Mạ. Năm 1899, Thực dân Pháp đã đặt chân đến vùng này đồng thời vạch ra một con đường nối liền với Bình Thuận. Ngày 1 tháng 1 năm 1899, Pháp thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Djiring. Năm 1905, cả vùng Đồng Nai Thượng được sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận.

Năm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập, bao gồm 3 quận B’Lao (Bảo Lộc), Djiring (Di Linh) và Dran - Fyan (Đơn Dương), với diện tích bao trùm cả cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc và một phần của cao nguyên Lâm Viên.

Năm 1958, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời tách quận Dran sáp nhập vào tỉnh Lâm Viên và đặt thành tỉnh Tuyên Đức. Lâm Đồng lúc này còn hai quận là B’Lao và Djiring, tức toàn bộ vùng đất nằm trên cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc. Ngày 30 tháng 11 năm 1958, B’Lao được đổi tên thành Bảo Lộc và được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng và công việc kiến thiết mở mang đô thị mới cũng bắt đầu phát triển mạnh từ thời gian này.

Quận Bảo Lộc gồm 12 xã: Thiện Lạc, Quần Lạc, Châu Lạc, An Lạc, Tân Lạc, Tân Thành, Tân Phát, B'Sar, Madagouil, Tân Đồn, Tân Lú, Tân Rai.

Sau năm 1975, Bảo Lộc là tên huyện của tỉnh Lâm Đồng hợp nhất, khi đó gồm có 2 thị trấn: B'Lao, Ma Đa Guôi; 2 thị trấn nông trường: Đạ Mré, Đạ Tẻh và 21 xã: Đạ Kho, Đạ Lây, Đạ Mri, Đạ Plơa, Đạ Oai, Đạ Tẻh, Lộc An, Lộc Bắc, Lộc Châu, Lộc Lâm, Lộc Nam, Lộc Nga, Lộc Ngãi, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tân, Lộc Thắng, Lộc Thanh, Lộc Thành, Lộc Tiến, Ma Đa Guôi.

Ngày 14 tháng 3 năm 1979, huyện tách thành hai huyện: Bảo Lộc và Đạ Huoai, huyện còn lại thị trấn B'Lao và 14 xã: Lộc An, Lộc Bắc, Lộc Châu, Lộc Lâm, Lộc Nam, Lộc Nga, Lộc Ngãi, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tân, Lộc Thắng, Lộc Thanh, Lộc Thành, Lộc Tiến[7].

Ngày 28 tháng 3 năm 1983, chia xã Lộc Ngãi thành 2 xã: Lộc Ngãi và Lộc Đức. Từ đó, huyện Bảo Lộc có 1 thị trấn B'Lao và 15 xã: Lộc Tân, Lộc Tiến, Lộc Sơn, Lộc Phát, Lộc Châu, Lộc Thanh, Lộc Nga, Lộc Thắng, Lộc Lâm, Lộc Bắc, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc An, Lộc Thành, Lộc Nam.

Ngày 11 tháng 7 năm 1994, Chính phủ quyết định chia huyện Bảo Lộc thành 2 đơn vị hành chính là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm[1]. Theo đó:

  • Thành lập thị xã Bảo Lộc trên cơ sở tách thị trấn B'Lao; 6 xã: Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Thanh, Lộc Tiến và thôn ĐamB'ri, xã Lộc Tân thuộc huyện Bảo Lộc.
  • Thành lập 3 phường: 1, 2 và B'Lao trên cơ sở giải thể thị trấn B'Lao.
  • Chuyển 3 xã: Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến thành 3 phường có tên tương ứng.
  • Thành lập xã Đam Bri trên cơ sở thôn Đam Bri của xã Lộc Tân.

Sau khi thành lập, thị xã Bảo Lộc có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường: 1, 2, B'Lao, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến và 4 xã: Đam Bri, Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh.

Ngày 18 tháng 6 năm 1999, chia xã Lộc Châu thành 2 xã: Lộc Châu và Đại Lào.[8]

Ngày 11 tháng 3 năm 2009, thị xã Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại III.[3]

Ngày 8 tháng 4 năm 2010, Chính phủ ra Nghị quyết 19/NQ-CP nâng cấp thị xã Bảo Lộc thành thành phố Bảo Lộc.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bảo Lộc http://sentuland.com/dat-bao-loc.html //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.agro.gov.vn/news/newsDetail.asp?targetI... http://www.gso.gov.vn/dmhc2015/ http://baoloc.lamdong.gov.vn/ http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... http://www.xaydung.gov.vn/vi/web/guest/trang-chi-t... http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-d... http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-d... http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet...